Liên doanh liên kết là gì? Hiện này, hình thức liên doanh liên kết là mô hình hoạt động kinh doanh khá được ưa chuộng và hoạt động phổ biến hiện nay vì những hiệu quả về vốn của nó đem lại. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về liên doanh liên kết? Hãy cùng kol.com.vn tìm hiểu.
I. Liên kết liên doanh là gì? Tổng quan về liên doanh liên kết
Công ty liên kết, liên doanh là gì?
Công ty liên doanh được thành lập bởi các bên góp vốn liên doanh có quyền đồng kiểm soát chính sách tài chính và hoạt động, là đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập. Khi thành lập công ty liên doanh, các bên tham gia sẽ phải ký hợp đồng liên doanh.
Công ty liên doanh phải tổ chức thực hiện công tác kế toán riêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán, chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, các khoản nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh tại đơn vị mình.
Mỗi bên góp vốn liên doanh được hưởng một phần kết quả hoạt động của công ty liên doanh theo thỏa thuận của hợp đồng liên doanh.
Đặc điểm của công ty liên kết, liên doanh
Thứ nhất: Công ty liên kết do hai chủ thể trở lên có tư cách doanh nghiệp liên kết với nhau để thành lập nên. Việc liên kết được thực hiện thông qua hợp đồng liên kết, hợp đồng hợp tác, điều lệ công ty, biên bản đóng góp cổ phần, phần vốn góp hoặc các hình thức khác do các bên trong quan hệ liên kết thỏa thuận và ký kết cùng thực hiện.
Thứ hai: Các bên trong quan hệ liên kết đóng góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị sử dụng nhưng phải đảm bảo không có công ty nào nắm giữ trên 50% vốn điều lệ để nắm giữ quyền chi phối và quyền kiểm soát.
Thứ ba: Công ty liên kết được thành lập nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh chung nhằm mục đích nhất định thông qua sự thỏa thuận và nhất trí của các thành viên công ty.
Cơ sở pháp lý
Luật doanh nghiệp năm 2014;
Nghị định 19/2014/NĐ-CP về Điều lệ mẫu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 3 năm 2014.
Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2015;
II. Quy định của Luật doanh nghiệp về công ty liên kết, liên doanh
Theo quy định tại điều 5 Nghị định 19/2014/NĐ-CP, các tổ chức mà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai, có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết, đó là:
Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.
Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc áp dụng quy định về quản lý giá của giao dịch liên kết, bao gồm cả Cơ quan thuế của quốc gia, vùng lãnh thổ có Hiệp định thuế đang còn hiệu lực với Việt Nam.
Các bên liên kết:
Bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
Theo đó, các bên liên kết được quy định như sau:
Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;…
III. Câu hỏi thường gặp
Vợ chồng có được thành lập công ty liên kết với nhau không?
Tóm tắt câu hỏi
Tôi (Nguyễn Càn Long, 36 tuổi) muốn tìm hiểu về công ty liên doanh, liên kết? Vợ – chồng có được thành lập công ty liên kết với nhau không? Tư cách pháp nhân của mỗi người trong công ty liên kết? Hình thức góp vốn như thế nào cho đúng? Xin cám ơn
Giải đáp
Thưa anh Nguyễn Càn Long, hiện nay, theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014, có các loại hình doanh nghiệp như sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nước. Và theo quy định về phạm vi điều chỉnh thì Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty.
Tuy nhiên công ty liên kết là doanh nghiệp mà một hoặc nhiều công ty, doanh nghiệp khác nắm giữ cổ phần hoặc vốn góp chiếm 50% trở xuống. Không có điều khoản nào của pháp luật hiện hành cấm về thành lập công ty liên kết của hai vợ chồng, tuy nhiên nếu là cá nhân thì anh và chị sẽ không thành lập được công ty liên kết.
Như vậy để anh và vợ có thể thành lập công ty liên kết với nhau, hai anh chị phải là chủ của doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên (trong trường hợp chỉ có hai anh chị tự đầu tư thành lập doanh nghiệp). Ngoài ra anh có thể tham khảo thêm về việc thành lập các mô hình công ty khác như: Công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đủ các điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 về số lượng thành viên và điều kiện nhu cầu thực tế của ngành nghề kinh doanh, mô hình hoạt động và khả năng của hai anh chị.
IV. Kết luận
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: liên doanh liên kết là gì? Hình thức liên doanh liên kết được pháp luật quy định rõ ràng. Khi các doanh nghiệp muốn thành lập công ty liên doanh hoặc công ty liên kết. Các bên phải ký kết hợp đồng liên doanh và tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng. Hợp đồng liên doanh bảo vệ quyền lợi, cũng như xác định rõ nghĩa vụ của mỗi bên.
Kol.com.vn đề xuất bạn đọc tham khảo thêm các bài viết về nghiệp vụ luật, và các loại hợp đồng của luật sư Nguyễn Xuân Nhất, người đã có hơn 5 năm công tác trong ngành luật lao động, luật kinh tế, luật tổng hợp tại MISA AMIS