Influencer marketing đang là một trong những xu hướng social media được ưa chuộng nhất. Vậy Influencer marketing và nghề Influencer là gì?
Table of Contents
ToggleNghề Influencer là gì?
- Influencer là người tạo được ảnh hưởng đến những người khác, đặc biệt là đến quyết định mua hàng nhờ vào uy tín, kiến thức hoặc mối quan hệ của họ với những đối tượng khác.
- Influencer cũng có thể là một người có nhiều người theo dõi trong một lĩnh vực nào đó, hay còn gọi là “ngách”.
Những nhóm influencer phổ biến hiện nay
- Người nổi tiếng (Celebrities)
- Chuyên gia trong ngành và nhà lãnh đạo tư tưởng (Industry experts and thought leaders)
- Blogger và người sáng tạo nội dung
- Người ảnh hưởng nhỏ (Micro Influencers)
Bạn phải hiểu rằng influencer không nhất thiết phải là người nổi tiếng. Họ có thể là bất kì ai, ở bất kì đâu. Trong bất kì ngành nghề nào, lĩnh vực nào cũng sẽ có những influencer, và việc của bạn là tìm ra họ.
Influencer marketing là gì?
Influencer Marketing là một hình thức tiếp thị bằng việc sử dụng người ảnh hưởng trong xã hội để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với đối tượng mục tiêu.
Thay vì việc quảng cáo trực tiếp đến một nhóm đối tượng khách hàng, sử dụng hình thức Influencer Marketing là việc bạn sẽ truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để họ lan toả thông điệp qua các kênh mạng xã hội của họ.
Nội dung thông điệp có thể do người ảnh hưởng tự viết hoặc cũng có thể do chính doanh nghiệp biên soạn từ trước đó.
Tiêu chí để đánh giá và phân tích nghề Influencer là gì?
Reach (Độ phủ)
được đo bằng lượng người theo dõi (fans, followers) của Influencers trên mạng xã hội. Thông thường, thương hiệu sẽ lựa chọn những Influencer có số lượng fan lớn, tiếp cận được nhiều người nhưng điều này cũng không hoàn toàn đảm bảo khả năng thành công của chiến dịch.
Relevance (Sự liên quan)
mô tả mức độ liên kết và tương đồng giữa định vị của Influencer và hình ảnh của thương hiệu. Relevence thường được thể hiện qua những yếu tố sau đây:
• Personal image (Thương hiệu cá nhân): quan niệm sống, phong cách thời trang, phát ngôn
• Demographic (Thông tin nhâu khẩu học): giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, lĩnh vực hoạt động
• Type of post/ topic (Nội dung bài viết trên trang cá nhân): văn phong, chủ đề họ quan tâm
• Fans/followers (Đối tượng audience): thương hiệu cá nhân, thông tin nhâu khẩu học, chủ đề quan tâm của họ.
Resonance
(Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng: Brand preference): mức độ tương tác của người theo dõi với loại nội dung mà Influencers tạo ra.
Khi người theo dõi đọc các nội dung được viết bởi Influencers, họ sẽ có những mức độ tương tác khác nhau. Resonance xác định mức độ tương tác của người đọc với thông điệp được đưa ra và khiến họ tích cực chia sẻ thông điệp đó trên trang cá nhân của mình.
Sentiment (chỉ số cảm xúc)
Là nhân tố cực kì quan trọng mà marketer cần lưu ý. Cụ thể, việc người này mang lại cảm giác tiêu cực hay tích cực cho target audience (cộng đồng mục tiêu sẽ tác động mạnh mẽ) đến brand love (cảm tình dành cho thương hiệu) của người tiêu dùng.
Đọc thêm: Kỹ năng về marketing thời đại số cho bạn sẵn sàng bước vào thới giới hiện đại
Tại sao nên triển khai chiến dịch Influencer Marketing?
Với những gì đã phân tích ở “Influencer là gì” và “Influencer Marketing là gì” thì rõ ràng, việc triển khai chiến dịch tiếp thị này là vô cùng cần thiết trong thời đại 4.0, khi mà người người dùng mạng xã hội để giải trí, tìm kiếm thông tin và sử dụng dịch vụ mỗi ngày.
Triển khai chiến dịch Influencer Marketing mang lại nhiều ích lợi cho doanh nghiệp, như:
– Tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm năng
– Nâng cao uy tín, nhận diện và quảng bá thương hiệu
– Cải thiện cảm tình và sự ủng hộ, quan tâm của khách hàng cho sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu, đồng thời kích thích quyết định “mua” của họ nhờ vào uy tín, tiếng nói của Influencer.
Làm cách nào để trở thành một Influencer?
Hầu hết các Influencer tại Việt Nam hiện tại là những người có lượng theo dõi (followers) lớn trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram….
Vậy phải làm thế nào để trở thành một Influencer sau khi các bạn đã biết nghề influencer là gì nhé.
Tìm lĩnh vực phù hợp với bản thân mình
Nếu bạn muốn trở thành một Influencer, đầu tiên hãy suy nghĩ xem bạn muốn được biết đến trong lĩnh vực nào, ví dụ như Du lịch, Làm đẹp, F&B hay Vlog…
Có một sự thật là điều khiến các Influencer nổi bật chính là vì họ có xu hướng tập trung vào một lĩnh vực cụ thể mà họ đam mê và có kiến thức chuyên môn đủ chắc chắn về nó.
Sử dụng “Nguyên tắc suy nghĩ cơ bản”
Con người thường luôn cố gắng tìm giải pháp ngắn nhất, dễ dàng nhất cho mọi vấn đề. Đó chính là lý do khi cần động não, bạn thường tìm giải pháp gỡ rối dựa trên những ý tưởng và tài nguyên sẵn có. Mà tất nhiên, những thứ sẵn có thì luôn giới hạn.
Chọn kênh truyền thông xã hội phù hợp
Facebook là kênh có tới 93% Influencer mạng xã hội tập trung vào – bởi vì nó mang lại cho họ kết quả tốt nhất. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa Facebook luôn là một lựa chọn hoàn hảo.
Lý do rất đơn giản: Đối tượng của bạn có thể không dành phần lớn thời gian của họ ở đây. Nếu bạn muốn nhanh chóng phát triển lượt theo dõi của mình và trở thành một Influencer trên mạng xã hội, bạn cần đảm bảo rằng bạn chọn đúng mạng xã hội dựa trên đối tượng thích hợp và tiềm năng của bạn.
Lời kết
Hiểu được rõ khái niệm Influencer là gì? Influencer marketing là gì? Để lựa chọn chính xác Influencer là bước đầu tiên để tạo nên một chiến dịch thành công khi marketer sử dụng chiến dịch Influencer Marketing.
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: aimacademy.vn, marketingai.admicro.vn, hoteljob.vn,…)