Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với rất nhiều tiềm năng phát triển lớn, có thể vươn xa thị trường. Tuy nhiên, để đưa sản phẩm cũng như thương hiệu của mình ra biển lớn, cần có giải pháp phù hợp nhất. Và một trong những giải pháp quan trọng đó chính là Marketing nông nghiệp. Vậy hôm nay kol sẽ nói cho bạn biết Marketing nông nghiệp là gì, tầm quan trọng của nó như thế nào trong nông nghiệp? Làm sao để có chiến dịch Marketing nông nghiệp thành công?
Table of Contents
ToggleMarketing nông nghiệp là gì?
Marketing nông nghiệp là gì? Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản marketing nông nghiệp chính là marketing trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nếu hiểu một cách toàn diện, marketing nông nghiệp bao trùm tất cả các dịch vụ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nông nghiệp từ nông trại đến khách hàng. Quá trình này bao gồm xây dựng kế hoạch trồng trọt, thực hiện kế hoạch, thu hái, đóng gói, vận chuyển, lưu trữ và phân phối.
Chiến lược marketing nông nghiệp là gì?
Chiến lược marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được kết quả kinh doanh và thường liên quan đến mô hình marketing 4P, còn được gọi là mô hình marketing mix. Mục tiêu mà doanh nghiệp khi sử dụng chiến lược marketing chính là khối lượng sản phẩm và chiếm lĩnh thị phần.
Nơi đâu cần marketing nông nghiệp?
Marketing trong nông nghiệp được sử dụng rộng rãi trong việc kinh doanh nông nghiệp. Từ trang trại nhỏ, trang trại lớn, các nhà phân phối nông sản, nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp, thuốc trừ sâu, cải tiến di truyền đối với cây trồng, vật nuôi, giống và thức ăn căn bản
XEM THÊM Vai trò quản trị marketing trong cuộc chiến ngày nay
Chiến lược marketing được triển khai từ 4P
Dưới đây là một số giải pháp cơ bản về chiến lược marketing được triển khai từ 4P.
Sản phẩm
- Phát triển dải sản phẩm
- Cải tiến chất lượng, đặc điểm, ứng dụng
- Hợp nhất dải sản phẩm
- Quy chuẩn hoá mẫu mã
- Định vị sản phẩm
- Nhãn hiệu sản phẩm
Giá
- Thay đổi giá, điều kiện, thời hạn thanh toán
- Áp dụng chính sách hớt bọt (skimming)
- Áp dụng chính sách thâm nhập (penetration)
Truyền thông
- Thay đổi nội dung quảng cáo hoặc khuyến mại
- Thay đổi định vị cho thương hiệu (tái định vị)
- Thay đổi phương thức truyền thông
- Thay đổi cách tiếp cận
Kênh
- Thay đổi phương thức giao hàng hoăc phân phối
- Thay đổi dịch vụ
- Thay đổi kênh phân phối
- Phần triển khai thêm đối với sản phẩm dịch vụ.
Con người
- Bổ sung nhân lực có đủ kiến thức, kinh nghiệm cần thiết mà công việc đòi hỏi.
- Huấn luyện bổ sung để nâng cao chuyên môn về kiến thức sản phẩm khi có sản phẩm mới
- Chuẩn hoá dịch vụ khách hàng
- Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc thông qua nhận xét của khách hàng về mức độ hài lòng
Marketing nông nghiệp là gì – Quy trình
- Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO … nhằm chuẩn hoá qui trình và tăng hiệu quả.
- Cải tiến, rút ngắn qui trình nhằm tạo ra tiện lợi hơn cho khách hàng như qui trình đặt hàng, qui trình thu tiền, qui trình nhận hàng, qui trình bảo hành …
- Đầu tư thiết bị, công nghệ mới, thải hồi thiết bị, công nghệ cũ lạc hậu.
Chứng minh cụ thể
Các cơ sở hạ tầng như trụ sở, văn phòng giao dịch, trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm bảo hành, điểm phục vụ.
Làm thế nào để có thể Marketing trong nông nghiệp?
Hiện nay trong nông nghiệp còn đang tồn đọng rất nhiều vấn đề. Và rất nhiều trong số đó phải giải quyết bằng Marketing.
Để thực hiện marketing trong nông nghiệp, điều đầu tiên và quan trọng nhất mà chúng ta cần phải cải thiện đó là thương hiệu. Mặc dù nông nghiệp Việt Nam đừng top 2 trong việc xuất khẩu nông sản ra thế giới ở một số mặt hàng, tuy nhiên hàng Việt Nam vẫn chưa được coi là chất lượng và được tin tưởng như các nước Thái Lan, Ấn Độ, Israel…
Các nhà doanh nghiệp khi phối hợp với địa phương cũng rất cần quan tâm đến vấn đề thương hiệu tập thể hay thương hiệu địa danh.
Thương hiệu tập thể
Là một cái tên chung do tập thể các nhà sản xuất cùng nhau thống nhất và đăng ký chung cho các thành viên cùng khai thác.
Tên thương hiệu tập thể, vì vậy không nhất thiết trùng tên địa danh của địa phương mình. Thương hiệu tập thể thường áp dụng cho từng ngành hàng, do hiệp hội sản xuất đứng ra điều phối.
Thương hiệu địa danh
Có thể là thương hiệu chỉ dẫn địa lý, hay một thương hiệu địa danh mới do địa phương đăng ký sở hữu. Quy định chỉ dẫn địa lý áp dụng cho các sản vật có nguồn gốc đặc trưng của địa phương là tài sản vô hình quý giá mà địa phương phải bảo vệ và khai thác.
Thương hiệu đặc sản
Cũng nằm trong khái niệm chỉ dẫn địa lý do Cộng đồng Châu Âu quy định nhằm bảo hộ sản phẩm truyền thống đặc trưng của một địa phương. Các sản phẩm này thường cũng xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp và thủ công truyền thống của một địa phương.
Kết luận
Với kinh nghiệm của mình, chúng tôi sẽ tư vấn marketing và giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả nhất! Kol luôn đặt giá trị lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, mang đến giải pháp phát triển lâu dài cho các đối tác cộng với tinh thần trách nhiệm, tư vấn nhiệt tình và chuyên nghiệp.
Lộc Nguyên- Tổng hợp( Tham khảo: vinalink, thuengoaimarketing,…)
XEM THÊM Hướng dẫn bí quyết có lời dẫn chương trình khai trương hay nhất