Em bé đái dầm có phải là phản xạ không là vấn đề khiến nhiều bố mẹ thắc mắc và quan tâm tìm hiểu. Bởi họ rất lo lắng và không hiểu vì sao con mình thường xuyên đái dầm vào cả ban đêm lẫn ban ngày. Bài viết sẽ giải đáp chi tiết băn khoăn và nỗi lo lắng này, giúp bố mẹ hiểu hơn về chứng đái dầm ở trẻ và cách khắc phục hiệu quả.
Table of Contents
Toggle1. Em bé đái dầm có phải là phản xạ không?
Tình trạng em bé đái dầm chính xác được xem là một phản xạ. Đây là phản xạ thần kinh cấp thấp và không có điều kiện. Hay có thể hiểu em bé đái dầm là phản xạ bẩm sinh đơn giản.
Cơ chế của phản xạ này có thể được giải thích như sau:
Nước tiểu do thận tạo ra sẽ được đưa đến bàng quang (bóng đái) để dự trữ.
Khi bàng quang đầy sẽ kích thích cơ quan thụ cảm là các đầu dây thần kinh của thành bàng quang.
Sự kích thích này tạo ra xung thần kinh truyền tín hiệu về trung tâm thần kinh ở tủy sống.
Trung ương thần kinh sẽ đưa ra chỉ thị theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng cơ vòng.
Khi đó, cơ vòng ở bàng quang sẽ mở ra, nước tiểu sẽ chảy ra ngoài như một phản xạ tự nhiên, dẫn đến tình trạng tiểu tiện không tự chủ ở trẻ.
Song phản xạ đái dầm chỉ được coi là bình thường ở trẻ từ 0 – 3 tuổi, do ở độ tuổi này bé chưa tự chủ được. Tình trạng đái dầm sẽ giảm bớt khi trẻ bước vào giai đoạn từ 3 – 5 tuổi. Khi bàng quang đầy sẽ “đánh thức” não và các bé đã bắt đầu biết ý thức để chủ động dậy đi tiểu hoạc nhờ sự giúp đỡ của người lớn. Nếu ở độ tuổi này trẻ vẫn còn mắc chứng đái dầm thì vẫn có thể chấp nhận. Bởi hệ thần kinh của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn toàn và phản xạ đi tiểu chưa đủ thiết lập.
Tình trạng đái dầm là biểu hiện không bình thường ở trẻ từ 5 tuổi trở lên. Đây có thể là dấu hiệu liên quan đến các vấn đề về bệnh lý. Nếu trẻ từ 5 – 7 tuổi vẫn còn mắc chứng đái dầm vào ban đêm, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có kết luận cụ thể.
2. Nguyên nhân dẫn đến chứng đái dầm ở trẻ
Những thay đổi trong sóng não khi bàng quang đầy sẽ tạo nên phản ứng kích thích ở cơ thể con người . Quá trình phản ứng được phát triển và trưởng thành ở theo từng độ tuổi. Thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình này dẫn đến tình trạng đái dầm ở trẻ. Một số nguyên nhân thường gặp phải kể đến sau đây.
2.1. Đái dầm tiên phát do di truyền
Chứng đái dầm nguyên phát do di truyền diễn ra từ sơ sinh và có thể kéo dài đến sau 5 tuổi vẫn không hết. Các nghiên cứu đã xác định tỷ lệ mắc chứng đái dầm ở trẻ do di truyền như sau:
Bố và mẹ không mắc chứng đái dầm thuở nhỏ: 15%
Bố hoặc mẹ thuở nhỏ mắc chứng đái dầm: 44%
Bố và mẹ đều có tiền sử đái dầm lúc nhỏ: 77%
Nếu bé dưới 5 tuổi, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì thời điểm này chức năng tiểu tiện của con vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Ở giai đoạn này mẹ hoàn toàn có thể cho con sử dụng bỉm đêm để tránh việc nước tiểu thấm ra ga giường khiến bé bị cảm lạnh.
>> Có thể mẹ quan tâm: Bỉm quần tốt nhất cho bé là loại nào, mua ở đâu?
Sau 5 tuổi nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì có thể do những nguyên nhân khác gây ra. Mẹ nên cho bé đi khám để làm rõ nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời, an toàn cho sức khỏe của con.
2.2. Đái dầm do vấn đề bất thường của bàng quang
Bàng quang có kích thước nhỏ nhỏ hơn so với lứa tuổi sẽ khiến trẻ dễ mắc chứng đái dầm. Bởi lẽ, lúc này bàng quang sẽ nhanh đầy nước tiểu nước, khiến trẻ thường xuyên đi tiểu nhiều lần vào ban ngày hoặc nước tiểu chảy ra ngoài tự nhiên làm trẻ phải chạy nhanh vào nhà vệ sinh. Vào ban đêm, bàng quang không đủ lớn để chứa nước tiểu, dẫn đến tình trạng đái dầm ở trẻ.
Ngoài ra, dung tích bàng quang giảm cùng là nguyên nhân dẫn đến chứng đái dầm. Mặc dù bàng quang của trẻ có kích thước đủ lớn nhưng lại co bóp trước khi căng đầy, làm cơ chế cơ thể bị kích thích, khiến trẻ mắc tiểu dù bàng quang chưa đầy. Có thể thấy sự bất thường của bàng quang sẽ ức chế hoạt động quá mức, khiến trẻ phải đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít hơn mức bình thường.
2.3. Tăng sản xuất nước tiểu về đêm
Hormone vasopressin được tiết ra nhiều hơn vào ban đêm với vai trò gửi tín hiệu cho thận giảm lượng nước tiểu. Nếu lượng chất vasopressin không được sản xuất đủ sẽ làm giảm khả năng tái hấp thu nước vào máu, tăng lượng nước tiểu bài tiết ở thận. Lượng nước tiểu vượt quá khả năng hoạt động của bàng quang khiến trẻ đái dầm vào ban đêm.
2.4. Đái dầm do yếu tố tâm lý
Khi tâm lý của trẻ bị tác động do bị trêu chọc, dọa nạt hay la mắng sẽ khiến trẻ rất dễ bị đái dầm. Bởi lẽ, sự căng thẳng sẽ khiến tâm lý của trẻ bị rối loạn, khiến trẻ không thể kiểm soát được cơ thể. Nếu để tình trạng tâm lý của trẻ bất ổn trong thời gian dài sẽ làm rối loạn chức năng bài tiết, dẫn đến tình trạng đái dầm dù trước đó không xảy ra.
3. Khắc phục chứng đái dầm ở trẻ
Để khắc phục chứng đái dầm ở bế, bố mẹ cần theo dõi và điều chỉnh hành vi cho con trong một thời gian dài:
Tập xi bô cho bé đi tiểu vào những khoảng thời gian nhất định trong người để bé làm quen dần với phản xạ đi tiểu.
Bố mẹ nên nhắc bé đi tiểu trước khi ngủ và chủ động đánh thức bé dậy đi vệ sinh sau khoảng 2 – 3 giờ. Hành động này sẽ tạo thói quen cho bé chủ động đi vệ sinh, tránh đái dầm vào ban đêm.
Bố mẹ cần đồng hành, gần gũi với bé, giúp bé có tâm lý thoải mái, không tự ti và lo lắng khi mắc chứng đái dầm.
Nếu vấn đề đái dầm liên tục làm gián đoạn giấc ngủ của con, mẹ có thể tạm thời cho con sử dụng bỉm kết hợp với áp dụng các biện pháp tập đi bô. Mẹ có thể tham khảo một số loại bỉm quần cho bé 30kg tại đây.
Trên đây là giải đáp chi tiết cho vấn đề mà nhiều bố mẹ vẫn băn khoăn. Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về phản xạ đái dầm ở trẻ, nguyên nhân và cách khắc phục chứng đái dầm hiệu quả.