Chiến lược content Marketing là một phần thiết yếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Mà content strategy sẽ quyết định hướng đi và hoạt động của content marketing của doanh nghiệp. Nay kol sẽ cùng các bạn tìm hiểu chính xác content strategy là gì nhé.
Table of Contents
ToggleContent strategy là gì?
Content strategy (chiến lược hội dung) là việc đưa ra định hướng, khuân mẫu, cách thức tiến hành để phát triển nội dung nhằm đạt được các mục tiêu truyền thông nhất định.
Chiến lược nội dung sẽ quyết định đến các vấn đề liên quan đến content marketing. Nếu chiến lược nội dung sẽ giúp triển khai content marketing chuẩn xác và hiệu quả.
Ngược lại nếu chiến lược nội dung không chuẩn xác thì kết quả đạt được không tốt và có thể dẫn tới thất bại trong thực hiện chiến lược content.
Nhờ có content strategy mà bạn có thể:
- Thấy được bức tranh lớn, trong đó gắn liền với tầm nhìn của thương hiệu
- Thống nhất nội dung (theme) chủ đạo và cấu trúc website (chưa đi vào chủ đề, bài viết)
- Xây dựng quy trình, khuôn mẫu, nguyên tắc biên tập và sản xuất nội dung
- Xác định cách thức, công nghệ xử lý và truyền tải nội dung
Lợi ích của content strategy là gì?
Chiến lược nội dung sẽ quyết định các vấn đề liên quan đến content marketing. Do đó bạn có thể:
- Thấy được bức tranh tổng thể gắn liền với tầm nhìn của thương hiệu
- Thống nhất nội dung chủ đạo và cấu trúc website
- Xác định quy trình, nguyên tắc sản xuất nội dung
- Xác định cách thức, công nghệ xử lý và truyền tải thông tin
Chiến lược nội dung thường được áp dụng trong SEO và được nhiều doanh nghiệp thậm chí là những cửa hàng nhỏ lẻ áp dụng.
XEM THÊM Blogging điều cần biết cho những người mới viết blog
Cách thực hiện chiến lược Content Strategy là gì?
1. Mục tiêu nội dung Content Strategy là gì?
Với website, nếu không có chiến lược nội dung cụ thể dẫn tới chất lượng của web giảm.
Nội dung cần theo sát mục tiêu và chiến lược đề ra, không nên quá dàn trải sẽ khiến nội dung bị loãng. Cần tập trung vừa đủ để thu hút khách hàng tiềm năng mà không bị giới hạn thu hẹp chủ đề viết.
2. Điểm khác biệt của Content Strategy là gì?
Khi bạn nên chiến lược nội dung cũng cần xác định rằng ‘’nội dung của bạn khác gì so với nội dung của đối thủ cạnh tranh, tại sao người dùng nên chọn nội dung của bạn thay vì nội dung của người khác?’’
Tìm ra được điểm khác biệt trong nội dung của bạn. Chẳng hạn như:
- Nội dung đầy đủ hơn, cung cấp nhiều kiến thức hơn
- Hình ảnh, bố cục đẹp hơn
- Cấu trúc rõ ràng hơn
- …
Tìm ra được điểm vượt trội của nội dung sẽ làm bạn tìm thấy con đường hướng đến kết quả tốt.
3. Ai là người phụ trách
Trong một chiến dịch nội dung (content), bạn cần tìm một người có khả năng phụ trách được nhiệm vụ này. Phụ trách sẽ là người giám sát, phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung sản xuất.
Đồng thời, người phụ trách cũng cần nắm bắt được tình hình hiện tại và theo dõi tiến triển của chiến dịch rõ ràng.
4. Tiêu chuẩn đặt ra cho nội dung
Những vấn đề cần chuẩn hóa theo kiểu kết cấu văn phong, hình ảnh bài viết, những chủ đề nào nên viết,… để tất cả các thành viên trong team có thể dễ dàng nắm bắt và vận hành.
Hơn nữa, nội dung cũng cần phải phù hợp với đối tượng.
5. Nội dung truyền tải qua kênh nào
Sau khi đặt ra tiêu chuẩn, bạn cần phải xác định người đọc có thể tiếp nhận nội dung qua kênh nào, với chủ đề gì, thời điểm nào.
6. Đo lường
Là một người làm content, ai cũng muốn có được phản hồi tích cực về nội dung của mình làm. Tuy nhiên, doanh số và lượt xem không hẳn là những tiêu chí hàng đầu để đo lường về nội dung content.
Mức độ quan tâm, tỷ lệ chia sẻ và độ lan tỏa, tăng trưởng lượt view từ kết quả tìm kiếm tự nhiên mới là câu trả lời cho chiến lược nội dung đúng đắn.
Giải pháp xây dựng nội dung tiếp thị chuẩn
Cách 1: tập trung vào mục tiêu nội dung tiếp thị
Cần xác định rằng nếu website hay trang fanpage của bạn mà không có một nội dung tổng quát thì tất cả các bài viết đính kèm dường như sẽ rời rạc, chưa kể độc giả sẽ có nắm bắt thông điệp chủ đạo mà bạn muốn truyền tải là gì.
Cách 2: tìm điểm khác biệt trong nội dung tiếp thị
Trong content marketing thuật ngữ chuyên môn “điểm khác biệt” – point of diffrence có ý nghĩ vô cùng quan trọng, nó phản ánh rằng một trong các yếu tố khiến hàng hoá hoặc dịch vụ của một công ty trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, với một chiến lược khác biệt hóa thương hiệu thành công, lợi nhuận và lượng khách hàng trung thành sẽ tăng lên đáng kể.
Cách 3: triển khai nội dung tiếp thị dựa vào phân công nhân sự
Khác với hai hướng đi mang tính chuyên môn kể trên, triển khai nội dung tiếp thị dựa vào phân chia nhân sự cũng là giải pháp thiết thực. Mỗi một cá nhân content strategy trong tổ chức đều có những thế mạnh riêng, có người mạnh về sáng tạo nội dung, có người giỏi nghiên cứu thị trường,… Qua đó sẽ giao nhiệm vụ cho từng cá nhân sao cho mục tiêu chung vẫn đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Cách 4: triển khai nội dung marketing dựa vào kênh tiếp cận khách hàng
Hiện nay phần lớn kênh marketing nội dung tiếp cận khách hàng bằng cách tương tác qua các kênh như mạng xã hội, các kênh truyền thông ngách website, link liên kết, qua cộng đồng, trang web của doanh nghiệp và các kênh truyền thông lan truyền,…
Tạo một chiến lược nội dung (content strategy là gì) tốt sẽ giúp bạn thúc đẩy doanh số. Tuy nhiên, bạn cần phối hợp nhiều kênh khác nhau (Email, SMS Marketing), huy động nguồn lực và quan trọng nhất là sáng tạo không ngừng nghỉ để tạo ra những giá trị cho người dùng.
Lộc Nguyên- Tổng hợp( Tham khảo: crmviet, gadvn,…)
XEM THÊM Shark Linh là ai? Shark Linh bao nhiêu tuổi, quê quán ở đâu